Phát huy hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

24/05/2017 03:34:00 AM

(Canhsatbien.vn) - 

Trong tình hình mới, cùng với thực hiện nhiệm vụ chủ trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bằng biện pháp dân sự, pháp luật, Lực lượng Cảnh sát biển vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rất cơ bản và quan trọng là đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, vi phạm nhằm giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển đảo, tạo môi trường ổn định, lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm; trong năm 2015 và 2016, lực lượng CSB đã phát hiện, xử lý gần 2.000 vụ với trên 2.750 đối tượng vi phạm pháp luật (trong đó có gần 100 vụ/270 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại); tịch thu nhiều tang vật có giá trị (gồm xăng dầu, than, thuốc lá, thuốc nổ, pháo, đường, gạo, phân urê…). Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật tịch thu được gần 230 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần quan trọng ngăn chặn, giảm thiểu các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển; được Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP và nhân dân tin cậy, đánh giá cao; nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng. Đây cũng là kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp toàn Lực lượng, trong đó hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hoạt động CTĐ, CTCT trong thực thi pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm (TP,VP) là nội dung đặc thù, liên quan đến trật tự, an ninh, an toàn biển, đảo, liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Đảng ủy, Thủ trưởng BTL CSB rất coi trọng hoạt động CTĐ, CTCT trong thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, đấu tranh phòng chống TP, VP trên biển. Đồng thời, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ nhiều biện pháp cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, bảo vệ chính trị nội bộ, chính sách, thi đua khen thưởng và đặt ra yêu cầu trong đấu tranh phải “thận trọng, chính xác, sát đối tượng và hiệu quả”; với tư tưởng chỉ đạo là “tỉnh táo, khôn khéo, linh hoạt” trong xử lý tình huống, không để xảy ra sai phạm; với phương châm “chống can thiệp, chống tiếp tay, chống bao che, chống làm ngơ”.

Tổ công tác Cụm Trinh sát số 1 kiểm tra tàu vi phạm trên biển. (Ảnh: Văn Nhâm)

Quán triệt yêu cầu, tư tưởng và phương châm của Đảng ủy, Thủ trưởng BTL, các cơ quan, đơn vị trong toàn Lực lượng đã triển khai hoạt động CTĐ, CTCT một cách toàn diện, đồng bộ với nhiều nội dung biện pháp, hình thức tiến hành cụ thể, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của đơn vị. Theo đó, các cơ quan, đơn vị đã tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, tiến hành chặt chẽ công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đẩy mạnh công tác thi đua, tuyên truyền và quan tâm thực hiện tốt công tác chính sách…. Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ đều có nhận thức sâu sắc về tình hình nhiệm vụ, có bản lĩnh vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, ý thức trách nhiệm cao, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, không bị sa ngã, cám dỗ, mua chuộc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách để nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Những năm tới, tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển hàng hóa trái phép trên tuyến biển dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đối tượng TP, VP ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, manh động và liều lĩnh hơn. Tình hình đó đòi hỏi LL CSB phải không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ tác chiến, nghiệp vụ pháp luật để đấu tranh hiệu quả với các loại TP, VP. Để hoạt động CTĐ, CTCT phát huy hiệu quả trong nhiệm vụ đấu tranh phòng chống TP, VP, cần nắm vững và tập trung làm tốt một số biện pháp sau:

Mt là, Tp trung nâng cao cht lưng công tác giáo dc chính tr tư tưng, xây dng bn lĩnh chính tr, phm cht đo đc tt đp cho cán b, chiến sĩ, nht là lc lưng trinh sát “mũi nhn” trong đu tranh phòng chng TP, VP.

 Phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ luôn thông suốt với nhiệm vụ, tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Nội dung cần đi sâu giáo dục tình hình nhiệm vụ, phương thức thủ đoạn hoạt động của đối tượng, những thuận lợi, khó khăn, tư tưởng chỉ đạo của cấp trên, ý nghĩa của việc hoàn thành nhiệm vụ… làm cho cán bộ, chiến sĩ hiểu đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ, từ đó xác định động cơ, thái độ và hành động đúng đắn, phù hợp, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đi sâu nắm chắc, quản lý chặt chẽ tư tưởng và các mối quan hệ quân nhân, dự báo chính xác, định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ; kịp thời phát hiện tư tưởng tiêu cực nảy sinh để phối hợp giải quyết. Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; không để cán bộ, chiến sĩ bị lợi dụng, móc nối, mua chuộc, tham gia hoặc tiếp tay cho đối tượng vi phạm.

Hai là, Tăng cưng vai trò lãnh đo, ch đo ca cp y, t chc đng; nâng cao ý thc trách nhim, trình đ, năng lc ca đi ngũ cán b, đng viên, trưc hết là đi ngũ cán b ch trì các cp trong đu tranh chng TP, VP.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, trong đấu tranh phòng, chống TP, VP nói riêng, phải xây dựng cấp ủy, chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị của đơn vị. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tư duy sáng tạo. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức theo Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII gắn với xây dựng đơn vị VMTD. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quán triệt, thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cấp ủy viên các cấp. Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ đấu tranh chống TP, VP phải tập trung vào các đợt cao điểm, trong đó phải nhận định đánh giá đúng tình hình, thuận lợi, khó khăn của đơn vị; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, sát thực tiễn; giải pháp lãnh đạo phải toàn diện, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện các đợt đấu tranh cao điểm. Chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính tiền phong gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là trong những thời điểm khó khăn, phức tạp, tình huống cấp bách, nguy hiểm. Gắn kết quả đấu tranh chống TP, VP với trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tranh công đổ lỗi.

Ba là, Đi mi, nâng cao hiu qu công tác thi đua khen thưng và đy mnh công tác tuyên truyn, nhân rng đin hình tiên tiến trong thc hin nhim v đu tranh chng TP, VP.

Công tác thi đua phải luôn được coi trọng và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy, chỉ huy đơn vị và cơ quan chính trị. Các đơn vị cần năng động, sáng tạo trong tổ chức phát động, thực hiện các phong trào thi đua. Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ và phạm vi, thời điểm thực hiện nhiệm vụ để lựa chọn nội dung, chủ đề thi đua bảo đảm thiết thực, đạt hiệu quả tốt. Kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với phát động phong trào thi đua đột kích trong các đợt cao điểm đấu tranh chống TP, VP để tạo động lực thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, phải chú trọng làm tốt công tác sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng. Việc khen thưởng phải chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng thành tích, đúng mức, tập trung vào tập thể, cá nhân trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua của đơn vị.

Công tác tuyên truyền phải được đẩy mạnh nhằm cổ vũ động viên, xây dựng ý chí quyết tâm cao cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, việc kịp thời đưa tin, phản ánh kết quả đấu tranh chống TP, VP còn góp phần ngăn chặn ý đồ, hành vi can thiệp vào quá trình bắt giữ, xử lý của các đối tượng vi phạm pháp luật. Vì vậy, phải tập trung tuyên truyền sâu rộng, kịp thời về kết quả hoạt động đấu tranh chống TP, VP của đơn vị; những thành tích xuất sắc và các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ. Hình thức tuyên truyền cần tiến hành đồng bộ, đa dạng, như tuyên truyền miệng, thông qua sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, qua hệ thống truyền thanh nội bộ, truyền thông của lực lượng (Tạp chí, Trang tin điện tử Cảnh sát biển) và kết hợp tuyên truyền trên các báo, đài của Trung ương, địa phương…

Bn là, Tiến hành có hiu qu công tác tuyên truyn, vn đng qun chúng và thc hin tt chính sách quân đi, hu phương quân đi nhm phát huy sc mnh tng hp trong đu tranh chng TP, VP..

Trong cuộc đấu tranh chống TP, VP trên biển, lực lượng chuyên trách của ta còn mỏng, lại quản lý địa bàn rộng lớn, phức tạp, nguy hiểm. Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, bên cạnh việc xây dựng, triển khai thực hiện chặt chẽ các kế hoạch công tác tham mưu tác chiến và nghiệp vụ đấu tranh, các đơn vị cần coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống TP, VP. Tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông của Trung ương và các địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về tác động, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm ma túy gây ra cho xã hội; tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của LL CSB; về hành vi, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm pháp luật… để vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, không tham gia hoặc tiếp tay cho TP, VP, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời, để tạo động lực cho cán bộ, chiến sĩ trong quá trình làm nhiệm vụ nói chung, đấu tranh chống TP, VP nói riêng, các đơn vị cần triển khai thực hiện tốt công tác chính sách quân đội và hậu phương quân đội phù hợp với thực tiễn đơn vị. Thường xuyên thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành, bảo đảm tốt chế độ, tiêu chuẩn, chăm lo đời sống sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ (nhất là các chính sách đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù). Đặc biệt, phải tiến hành chặt chẽ, chu đáo và vận dụng thực hiện tốt nhất các chế độ chính sách (cả về vật chất và tinh thần) đối với cán bộ, chiến sĩ thương vong trong khi làm nhiệm vụ nhằm cổ vũ động viên bộ đội dũng cảm, kiên quyết tiến công TP, VP pháp luật.

Năm là, Nâng cao trình đ, năng lc ca đi ngũ chính y, chính tr viên; phát huy vai trò ca cơ quan chính tr các cp; phi hp, hip đng vi các lc lưng liên quan và kết hp các mt công tác khác trong tiến hành CTĐ, CTCT.

Đội ngũ chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị, cán bộ chính trị có vai trò rất lớn, là lực lượng nòng cốt, chủ yếu, trực tiếp tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đấu tranh chống TP, VP. Vì vậy, số lượng, chất lượng của đội ngũ này quyết định đến hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT. Để xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khóa IX). Trước mắt tập trung rà soát quy hoạch, số lượng, chất lượng và sắp xếp đủ biên chế đội ngũ chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị trong toàn Lực lượng, nhất là chính trị viên ở các tàu, Cụm Đặc nhiệm PCTP ma túy và Cụm Trinh sát, cán bộ chính trị chuyên trách, đầu ngành ở cơ quan chính trị. Tích cực chủ động triển khai các biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, sắp xếp, sử dụng, luân chuyển cán bộ và xin nguồn cán bộ bổ sung cho đơn vị. Tạo điều kiện cho đội ngũ chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị đủ khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và làm tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống TP, VP.

Trong bối cảnh địa bàn quản lý rộng, lực lượng mỏng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của LL CSB chưa nhiều so với các lực lượng thực thi pháp luật khác; phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm, tội phạm ngày càng tinh vi manh động, các đơn vị cần làm tốt công tác hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng liên quan (Biên phòng, Công an, Hải quan), các địa phương ven biển và ngư dân trong việc triển khai các phương án, biện pháp nghiệp vụ và hoạt động CTĐ, CTCT; kết hợp giữa hoạt động CTĐ, CTCT với các mặt công tác khác để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng chống TP, VP pháp luật trên biển và địa bàn có liên quan.

Đấu tranh phòng chống TP, VP là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản, là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của LL CSB. Vì vậy, tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ trên là yêu cầu khách quan, có tính nguyên tắc, là hoạt động thường xuyên đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chỉ huy các cấp. Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ đấu tranh chống TP, VP đòi hỏi các cấp ủy, đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là bí thư cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, nắm vững nguyên tắc, nội dung, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT và thực tiễn đơn vị để vận dụng thực hiện đồng bộ, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Lực lượng, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao./.

Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết - Phó Chính ủy Cảnh sát biển

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục gửi về banbientapcsb@gmail.com