Đài thông tin duyên hải Việt Nam - bạn đồng hành của ngư dân

15/10/2015 07:21:00 AM

(Canhsatbien.vn) - 

Hiện nay tại Việt Nam có 13 đài thông tin duyên hải hoạt động dọc theo bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến Kiên Giang, chuyên cung cấp miễn phí các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hàng hải cho các tàu hoạt động trên vùng biển Việt Nam.

Các đài thông tin duyên hải sẽ trực canh 24/24 giờ kể cả ngày chủ nhật, lễ, tết trên tần số cấp cứu theo quy định. Mọi lời kêu cứu hay kêu gọi giúp đỡ trên sóng phát đi từ các tàu đánh cá của ngư dân, khi đến đài duyên hải sẽ được chuyển đến Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan có liên quan một cách nhanh nhất.

Bên cạnh đó, hàng ngày, các đài thông tin duyên hải còn cung cấp liên tục các bản tin dự báo thời tiết trên biển, bản tin báo bảo, áp thập nhiệt đới đáng tin cậy nhất cho các tàu thuyền trên biển thu nhận.

Làm thế nào ngư dân có thể liên lạc hoặc thu nhận được các thông tin dự báo thời tiết, bão, áp thập nhiệt đới do các đài thông tin duyên hải cung cấp?

Để có thể liên lạc đước với các đài thông tin duyên hải một cách hiệu quả nhất. Cố gắng trang bị một máy thu phát tầm xa có công suất xấp xỉ 100W như: ICOM 707, ICOM 77, ICOM 718…

Ngư dân phải làm gì khi gặp sự cố trên biển?

a) Khi gặp sự cố như hỏng bánh lại, chết máy, thả trôi, có người trên tàu bị tai nạn hoặc bị bênh nguy hiểm tới tính mạng…

Khi gặp sự cố này trong hàng hải gọi là trường hợp khẩn cấp, cách thức gọi khẩn cấp như sau:

Cách 1: gọi khẩn cấp trên các tần số cấp cứu như: 2182 KHz, 6215 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz.

Cách 2: Gọi khẩn cấp trực tiếp đến một đài thông tin duyên hải (nên gọi theo cách này, nếu không được thì chuyển sang gọi theo cách 1 bởi vì khi gọi trực tiếp đến một đài thông tin duyên hải sẽ được trợ giúp nag tức thì).

b) Khi gặp sự cố tàu bị cháy, bị thủng hoặc các sự cố có thể gây chìm tàu.

Khi gặp sự cố này trong hàng hải gọi là trường hợp cấp cứu, cách thức gọi cấp cứu như sau:

Cách 1: gọi khẩn cấp trên các tần số cấp cứu như: 2182 KHz, 6215 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz.

Cách 2: Gọi khẩn cấp trực tiếp đến một đài thông tin duyên hải.

Chú ý: Để cuộc gọi có hiệu quả, khi tàu xa đài duyên hải vài trăm hải lý nên sử dụng tần số cao như: 8291 KHz, 12290 KHz. Khi tàu cách đài duyên hải vài chục hải lý nên sử dụng các tần số 2182 KHz, 6215 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz.

Muốn thu bản tin dự báo thời tiết trên biển ngư dân phải làm như thế nào?

a) Trong điều kiện thời tiết bình thường: hàng ngày có 3 đài thông tin duyên hải là Hải Phòng radio, Hồ Chí Minh Radio, và Đà Nẳng Radio phát trên tần số 8294 KHz, các bản tin dự báo thời tiết theo đúng các giờ như sau:

- Hải Phòng radio vào lúc 8 giờ và 20 giờ hàng ngày.

- Hồ Chí Minh Radio vào lúc 9 giờ và 19 giờ hàng ngày.

- Đà Nẳng Radio vào lúc 7 giờ 30’ và 19 giờ 30’ hàng ngày.

b) Trong điều kiện thời tiết có bão, áp thấp nhiệt đới: hàng ngày có 2 đài phát bản tin khí tượng liên tục trên tần số 8294 KHz, từ khi bắt đầu có đến khi bão, áp thất nhiệt đới tan, thời gian phát tin cụ thể như sau:

- Hồ Chí Minh Radio vào đầu các giờ lẻ như: 3,5,7,9,11,13 giờ v.v.

- Hải Phòng radio vào đầu các giờ chẵn như: 2,4,6,8,10,12 giờ v.v.

Khi ngư dân trên biển muốn điện thoại về nhà hay điện di động cho người thân trong bờ thì phải làm như thế nào?

Hiện nay để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của ngư dân, các đài thông tin duyên hải ngoài trực canh cấp cứu còn có thêm dịch vụ ghép điện thoại cho nói chuyện với người thân trên bờ. Khi có nhu cầu, chỉ cần liên lạc với các đài duyên hải bằng điện thoại hoặc điện đàm. Sau khi đăng ký, sẽ được phục vụ một cách chu đáo và tiện lợi.

Thái An
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục gửi về banbientapcsb@gmail.com