05/12/2015 11:55:00 AM
(Canhsatbien.vn) -
"Điện thoại di động giờ đây không còn là một công cụ để kết nối" lãnh đạo Viettel Telecom chia sẻ.
Gia đình có ba đứa con, chồng đi làm xa, một mình chị Trần Thị Thanh Tâm (Nam Định) thường xuyên phải đối mặt với tình trạng quá tải, từ việc ở cơ quan, đến chăm con, việc nhà… Điều khiến chị lo lắng nhất là không thể thường xuyên nắm rõ tình hình của con cái ở trường như thế nào, trong khi thời gian sinh hoạt với bạn bè thầy cô nhiều hơn ở nhà. Cậu con trai lớn của chị năm nay học lớp 8 - tuổi ẩm ương. Còn hai cô con gái sinh đôi bắt đầu vào lớp một cũng khiến cả nhà lo lắng.
Mọi vấn đề của chị đã được giải quyết khi nhà trường triển khai chương trình quản lý nhà trường SMAS (Viettel) có cung cấp dịch vụ Sổ liên lạc điện tử. Dịch vụ này cung cấp các thông tin về chuyên cần: (học sinh vắng học có phép, không phép), hạnh kiểm (các vi phạm nền nếp, nội quy, xếp loại hạnh kiểm), học lực (Điểm kiểm tra 15’, 45’, học kỳ, xếp loại học lực), nhắc nhở (nhắc lịch thi, lịch kiểm tra, thông báo hội họp, sinh hoạt ngoại khóa) và các nội dung đề xuất khác (sự cố bất thường, các vấn đề phát sinh liên quan đến học sinh).
Đang sử dụng mạng Viettel, chị Tâm chọn gói cước SMAS KIT để nhận được tin nhắn kết quả học tập và rèn luyện hàng ngày của con, kèm theo ưu đãi khi sử dụng thuê bao di động. Mặc dù không thể thay thế việc trao đổi với thầy cô nhưng sổ liên lạc điện tử giúp chị nắm sát hơn tình hình của con và mỗi khi thấy “có vấn đề”, chị Tâm lập tức trao đổi với cô giáo chủ nhiệm. Nhờ nắm sát tình hình, chị có động viên, khích lệ kịp thời khiến con mình hăng hái hơn trong học tập.
Trong khi đó, với gia đình anh Tuấn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), sổ liên lạc điện tử đến với anh tình cờ bởi sử dụng dịch vụ BankPlus. Thường xuyên dụng dịch vụ BankPlus để thanh toán tiền điện thoại, mua hàng trên mạng… anh Tuấn được bạn mách cho cách theo sát tình hình học tập của cậu con trai cũng trên Smartphone.
Trên thực tế, việc theo sát tình hình con cái học tập, mua hàng, chuyển tiền… trên Smartphone đã trở nên phổ biến với rất nhiều người. “Điện thoại di động giờ đây không còn là một công cụ để kết nối”, một lãnh đạo của Viettel Telecom – công ty đi đầu trong việc đưa những ứng dụng dành cho cuộc sống lên Smartphone chia sẻ.
Thực tế, ngoài việc cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền với BankPlus, cung cấp dịch vụ quản lý giáo dục (SMAS), Viettel còn đem đến nhiều tiện ích khác cũng trên Smartphone như Smart Motor (dịch vụ giám sát và chống trộm xe máy)… Còn đối với những người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, họ có thể dùng điện thoại để hỏi thông tin về kiến thức nông nghiệp, giá cả nông sản… thông qua tổng đài.
Chia sẻ về việc cung cấp rất nhiều tiện ích phục vụ đời sống hàng ngày với di động chứ không đơn thuần là dịch vụ gọi, nhắn tin, một lãnh đạo cấp cao của Viettel Telecom nói: “Thực tế, chúng tôi đang chuyển từ một công ty viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ kết hợp viễn thông và những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống. Đó là lý do Viettel cung cấp nhiều dịch vụ không phải là gọi hay SMS trên điện thoại di động nói chung”.
Lãnh đạo này cho biết thêm, trong thời gian tới, công ty này sẽ tiếp tục đưa thêm các tiện ích phục vụ đời sống lên điện thoại. “Chiếc SmartPhone có thể dùng để tắt mở các thiết bị trong gia đình từ xa, điều khiển ôtô từ xa, theo dõi tiêu thụ điện trong gia đình, là công cụ giúp bạn đầu tư tài chính… chứ không đơn thuần là ‘dế’ chỉ để nghe gọi như trước”.