18/03/2025 10:40:00 AM
(Canhsatbien.vn) -
Ngày 21/2/2025, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15, ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.
Sơ đồ minh họa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Nguồn: Bộ Ngoại giao.
Theo đó, Chính phủ đã công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta trong Vịnh Bắc Bộ gồm các đoạn thẳng nối liền các điểm theo danh sách dưới đây:
Tuyên bố cũng xác định ranh giới ngoài lãnh hải nước ta ở khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định bởi 9 điểm theo đường phân định lãnh hải giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ và điểm thứ 10 có tọa độ xác định trên vùng biển Việt Nam. Cụ thể tọa độ các điểm như sau:
Dựa trên Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam phù hợp các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Luật Biển Việt Nam năm 2012, ngày 12/3/2025, Tổng thư ký Liên hợp quốc chính thức gửi thông báo đến các nước thành viên về việc Việt Nam đã hoàn tất thủ tục lưu chiểu hải đồ và danh sách tọa độ địa lý liên quan đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại Vịnh Bắc Bộ và ranh giới ngoài lãnh hải tại khu vực này. Ngày 14/3/2025, trang web của Liên hợp quốc đã đăng tải tại địa chỉ www.un.org/Depts/los các thông tin chi tiết về nội dung lưu chiểu; đồng thời Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/2/2025 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ sẽ được đăng tải trong ấn phẩm “Bản tin Luật Biển” số tiếp theo của Liên hợp quốc.
Văn bản thông báo chính thức của Tổng thư ký Liên hợp quốc đến các quốc gia thành viên. Nguồn: baochinhphu.vn.
Việc xác định rõ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ không chỉ là căn cứ để khẳng định ranh giới và phạm vi các vùng biển của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000 mà còn tạo thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý biển và tăng cường hợp tác quốc tế trong thời gian tới.
Bá Thanh